EDITEDIT
icon icon icon
EDITEDIT EDITEDITEDITEDIT

TAB MENU

Tuesday, September 10, 2019

Dự luật dẫn độ của Hong Kong là gì?

Dự luật dẫn độ của Hong Kong là gì?

Dự luật dẫn độ của Hong Kong là dự luật của chính quyền đặc khu Hong Kong được đưa ra vào tháng 2/2019 với mục đích sửa đổi hai đạo luật hiện hành để điều chỉnh việc dẫn độ và hỗ trợ tư pháp giữa Hong Kong và các nơi khác trong đó có Trung Quốc.
  • Pháp lệnh về tội phạm đào tẩu;
  • Pháp lệnh về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Như tên gọi, đây mới chỉ là dự luật, chưa phải là luật vì chưa được cơ quan lập pháp Hong Kong thông qua.

Nguyên nhân Hong Kong đề xuất Dự luật dẫn độ

Đề xuất được đưa ra sau khi một thanh niên Hong Kong 19 tuổi bị cáo buộc sát hại bạn gái 20 tuổi khi đang đi nghỉ cùng nhau ở Đài Loan vào tháng 2/2018. Nam thanh niên đã trốn khỏi Đài Loan và trở về Hong Kong. Phía Đài Loan tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền Hong Kong để dẫn độ người này. Tuy nhiên, phía Hong Kong nói họ không thể tuân theo vì không có thỏa thuận dẫn độ với Đài Loan.
Pháp lệnh về tội phạm đào tẩu mà Hong Kong đang sử dụng hiện nay được thông qua ngay trước khi Hong Kong trở về với Trung Quốc (năm 1997). Chính quyền đặc khu Hong Kong muốn thông qua dự luật dẫn độ, với lý do là không muốn Hong Kong trở thành nơi ẩn náu của tội phạm bị truy nã. Mục đích sửa đổi pháp lệnh là để có thể dẫn độ nghi phạm về các nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Hong Kong, trong đó có cả Trung Quốc.

Theo dự luật, những tội phạm nào bị dẫn độ?

Dự luật dẫn độ trục xuất bao gồm các đối tượng như công dân Hồng Kông phạm tội, người Trung Quốc, khách nước ngoài sinh sống hoặc du lịch tại Hong Kong.
Dự luật xác định 37 nhóm tội có thể bị dẫn độ, mỗi nhóm bao gồm nhiều hành vi phạm tội khác nhau. Về cơ bản, các tội phạm sau đây sẽ bị dẫn độ: giết người, xúi giục và giúp người khác tự tử, hành hung, doạ giết, hiếp dâm và tấn công tình dục, bắt cóc, tham nhũng, rửa tiền, hải tặc và không tặc…Các tội phạm bị dẫn độ đều là các tội bị xử ít nhất bảy năm tù, theo luật Hong Kong.
Dự luật quy định không dẫn độ trong trường hợp các vi phạm mang bản chất chính trị. Tuy nhiên, người dân Hong Kong lo sợ giới hoạt động nhân quyền ở cả Hong Kong và Trung Quốc đều có thể bị buộc vào các tội hình sự thông thường và bị kết án như tù hình sự, trong khi chính quyền thường xuyên nói rằng ở nước mình không có tù nhân lương tâm, tù chính trị.

Vì sao người dân Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ?

Là thuộc địa cũ của Anh, Hong Kong là chế độ bán tự trị theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” sau khi nó trở lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997. Điều này có nghĩa là , Hong Kong sẽ được hưởng “quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng” trong 50 năm. Do đó, Hong Kong có một hệ thống pháp lý và biên giới riêng, và các quyền bao gồm tự do hội họp và tự do ngôn luận được bảo vệ.
Lý do chủ yếu để người dân Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ là vì lo sợ nó sẽ phá hoại nền tư pháp độc lập cũng như tự do của Hong Kong.
Người biểu tình cho rằng, không có mấy hy vọng về việc nghi phạm bị dẫn độ về Trung Quốc sẽ được hưởng đầy đủ quyền con người liên quan đến quá trình tố tụng. Theo luật pháp Trung Quốc, Trung Quốc có quyền xét xử bất kỳ người nước ngoài nào phạm tội chống lại nhà nước hoặc công dân bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Miễn là tội đó thuộc loại tội bị xử ít nhất ba năm tù và hành vi phạm pháp cũng bị coi là tội ở nơi mà nó diễn ra.
Những người phản đối cũng lo sợ dự luật dẫn độ thực chất là “luật hoá việc bắt cóc”, tạo cơ sở pháp lý cho việc nhà nước Trung Quốc bắt cóc công dân ở nước ngoài. Ví dụ hay được nhắc đến là Gui Minhai, một người bán sách, bị bắt cóc tại Thái Lan tháng 10/2015 và ba tháng sau “xuất hiện trở lại” trong trại giam ở Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình và kết quả

Vào ngày chủ nhật, 9/6/2019, hơn 1 triệu người đã xuống đường ở Hồng Kông để phản đối dự luật trên. Vào giữa tuần, biểu tình quy mô lớn tiếp tục diễn ra, buộc cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay, đạn cao su và dùi cui để trấn áp. Biểu tình rầm rộ gây rối loạn các hoạt động ở Hồng Kông, trung tâm tài chính hàng đầu châu Á, đồng thời đặt ra sức ép lớn đối với trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, bà Carrie Lam.
Trong cuộc họp báo ngày 15/6/2019, bà Carrie Lam tuyên bố tạm hoãn dự luật cho phép dẫn độ tội phạm từ vùng lãnh thổ này sang Trung Quốc đại lục xét xử.
Ngày 16/6/2019, hàng chục ngàn người trong trang phục đen tiếp tục xuống đường biểu tình để yêu cầu chính quyền rút hoàn toàn dự luật dẫn độ. Đồng thời, Người biểu tình hô các khẩu hiệu đòi trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.

Cà khịa là gì?

Cà khịa là một từ tiếng Việt khẩu ngữ vay mượn từ tiếng Khmer có nghĩa “gây sự để cãi vã, đánh nhau, gây gổ” hay “Xen vào chuyện của người khác”. Từ này được dùng phổ biến ở miền Tây Nam Bộ của nước ta, đặc biệt là vùng có nhiều người Khmer sinh sống.

Ví dụ về một số cách dùng

Tính hay cà khịa: nghĩa là tính hay thích kiếm chuyện, gây sự cãi vã với người khác.
“Đừng cà khịa nhau nữa” nghĩa là đừng cãi nhau, gây sự với nhau nữa
“Chớ có cà khịa vào chuyện của người ta” nghĩa là đừng có xen vào chuyện của người ta, đó không phải chuyện của mình
“Tao cà khịa mày đó!” có thể hiểu là ” Tao chọc mày đó!” hay “Tao muốn gây sự với mày đó”

Cẩu lương là gì? 狗粮是什麼意思?

Cẩu lương là gì? 狗粮是什麼意思?

Cẩu lương là gì?

Cẩu lương (狗粮 , phiên âm: /gǒu liáng /), nghĩa là “thức ăn chó”. Đây là một từ lóng dùng để trêu đùa có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để chỉ các hành động thân mật, tình cảm ngọt ngào mà các cặp đôi yêu nhau thể hiện trước mặt những người độc thân.
ăn cẩu lương

Giải nghĩa từ

Cẩu lương là từ ghép từ 2 từ
  • 狗  /gǒu/ : dịch nghĩa là Cẩu (từ Hán Việt), có nghĩa là con chó trong từ thuần Việt.
  • 粮  /liáng /: dịch nghĩa là Lương (từ Hán Việt), có nghĩa là đồ ăn, thức ăn trong từ thuần Việt.

Các từ liên quan

–  Cẩu độc thân: là từ giới trẻ Trung Quốc gọi đùa người độc thân.
– Rải/ Phát cẩu lương: thể hiện tình cảm ngọt ngào trước mặt những người độc thân.
– Ăn cẩu lương: những người độc thân (phải) nhìn thấy những cảnh tình cảm ngọt ngào của cặp đôi yêu nhau.
Ví dụ: Hôm nay là lễ tình nhân, đừng rải cẩu lương nữa! Cẩu lương này tôi không ăn đâu!
– Ngược cẩu: Hành động mà các cặp đôi show tình cảm thân mật được coi là hành động ngược đãi đối với những người độc thân.
Ví dụ: Đừng rải cẩu lương nữa! Thật là ngược cẩu mà
– Mua cẩu lương: việc nhìn thấy các cặp đôi thể hiện tình yêu với nhau.
Ví dụ: Hôm nay cậu là đứa mua cẩu lương à! Tội nghiệp quá!