Giàu nứt đố đổ vách
Ngày xưa nghen, các cụ làm và phân biệt như vầy nè:
- Đố cửa hay còn gọi khung cửa bao xung quanh để làm lối ra vào.
- Đố tường là dùng cây lớn chắc tạo khung rồi dùng mè là cây nhỏ đan vào nhau nối với các cây đố ấy.
Tới công đoạn làm vách đất người ta phải đan mè và đố làm xương, sau đó lấy đất sét nhồi với rơm trát vào hai mặt. Thế là xong cái vách tường bao quanh nhà.
Ngày xưa các cụ thường tích trữ thóc vào đấu ở trong nhà, có nhà còn khoanh gỗ áp vào tường, cửa để đựng thóc, thóc mà nhiều quá có thể gây nứt, đổ vách tường nên người xưa thường cho rằng nhà nhiều thóc gạo là nhà giàu, và câu thành ngữ giàu nứt đố đổ vách được nói ra là như vậy.
Nói chung, ý chỉ của thành ngữ này là giàu quá, giàu đến mức không còn chỗ để của cả, đến nỗi vách không chịu nổi rồi đố cũng thua nên nứt cả đố và đổ cả vách. Vậy thôi.
🐵
-----
Dành cho những ai chưa biết.
"Mồng tơi" không phải tên của loại rau mà là tên của một bộ phận trong chiếc áo tơi (một loại áo khoác hờ để tránh mưa được ghép từ nhiều lớp lá). Mồng tơi (mùng tơi) là phần trên của áo tơi dùng để che mưa nắng.
Mồng tơi thường được kết dày bằng các dọc lá tốt nên khi tơi rách thì mồng tơi vẫn còn nguyên. Áo tơi mà rớt mồng tơi là rách nát hoàn toàn, không thể che mưa nắng được nữa. Người mà dùng loại áo tơi này hẳn là rất nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Ví dụ như mình nói mình nghèo rớt mồng tơi tức là mình nghèo thiệt sự, nhưng rau mồng tơi mình vẫn có mà ăn vì mình trồng nó. Nên ai nợ tiền mình thì mau trả giùm cái nghen, rớt mồng tơi rồi 😄
🐵